0976 456 227

VÌ SAO NÊN CHỌN NỘI THẤT GỖ CÔNG NGHIỆP

Cấu tạo của gỗ công nghiệp làm tủ bếp
Gỗ công nghiệp là chất liệu được cấu tạo từ các bột gỗ cùng một số thành phần kết dính (chất làm cứng, parafin,…). Chúng được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao để tạo thành các tấm gỗ. Gỗ công nghiệp làm tủ bếp được trộn với keo chống thấm, gọi là gỗ lõi xanh. Có 03 loại gỗ công nghiệp sản xuất tủ bếp là:
– MFC: Dùng các dăm gỗ ép với keo để tạo thành tấm. Bề mặt bên ngoài tấm MFC có thể dùng PVC tráng lên hoặc in giấy vân gỗ.
– MDF: Gỗ để ép tấm MDF là gỗ xay nhuyễn dưới dạng sợi chứ không phải dạng dăm như MFC. Do đó, chất lượng của MDF sẽ tốt hơn so với MFC. Bề mặt loại gỗ này có thể được phun sơn, dán veneer, phủ Laminate hoặc Acrylic. Đây là loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp phổ biến nhất.
– HDF: Được ép từ bột gỗ và keo. Bột gỗ trước khi ép đã được xử lý để làm tăng độ cứng. Lớp phủ của tấm gỗ HDF thường là Melamine kết hợp sợi thủy tinh.
2. Ưu, nhược điểm của tủ bếp gỗ công nghiệp
Sở dĩ, tủ bếp gỗ công nghiệp được rất nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng là vì có những ưu điểm tuyệt vời như:
– Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên: Nguyên liệu sản xuất tấm gỗ công nghiệp luôn có sẵn và đa dạng nên giá thành cũng khá rẻ so với gỗ tự nhiên.
– Màu sắc đa dạng: Chất liệu này có thể phủ bề mặt bằng màu sơn, tấm gỗ veneer hoặc nhiều chất liệu khác. Nên tủ bếp gỗ công nghiệp có màu sắc vô cùng đa dạng. Giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn.
– Khả năng chống thấm, mối mọt: Nếu bạn lựa chọn những loại gỗ công nghiệp cao cấp, chẳng hạn như gỗ An Cường. Thì tủ bếp sẽ có khả năng chống thấm rất tốt, lên đến gần 20 năm.
– Khả năng chịu lực: Sức chịu lực của tấm gỗ công nghiệp rất tốt, không thua kém so với gỗ tự nhiên.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên. Tủ bếp gỗ công nghiệp cũng có nhược điểm là không thể chạm khắc hoa văn, đường nét trang trí lên bề mặt. Bạn chỉ có thể sử dụng tấm gỗ trơn. Và màu sắc sẽ là điểm nhấn cho kiểu tủ bếp này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *